Chiến sự ngày 520: Nga liên tiếp bắn hạ tên lửa Ukraine trên lãnh thổ

Chiến sự ngày 520: Nga liên tiếp bắn hạ tên lửa Ukraine trên lãnh thổ - Ảnh 1.

Một chiếc xe tăng bốc cháy ở làng Staromaiorsk hôm 27.7

Tình hình chiến sự căng thẳng

Hôm 28.7, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư lệnh Lục quân Ukraine, cho biết lực lượng Nga liên tục tấn công theo hướng Kupiansk và Lyman thuộc Donetsk. Tuy nhiên, các tuyến phòng thủ của Ukraine tiếp tục đứng vững bất chấp hỏa lực mạnh từ đối phương, theo Ukrinform.

Không dừng lại ở đó, tướng Syrskyi cho hay tình hình chiến sự ở Bakhmut vô cùng căng thẳng, nhưng các đơn vị Ukraine đang nhích từng bước về phía trước.

Xem nhanh: Chiến dịch ngày 519, phản công Ukraine có bước tiến; ông Putin so sánh tổn thất

Nga chưa bình luận về thông tin trên.

Cùng ngày, sau khi phía Ukraine tuyên bố đoạt lại ngôi làng có vị trí chiến lược Staromaiorske ở Donetsk, ông Vladimir Rogov, Chủ tịch phong trào “Chúng tôi sát cánh với Nga”, ước tính phía Ukraine tổn thất hơn 3.000 lính ở làng Staromaiorske kể từ khi triển khai chiến dịch phản công từ đầu tháng 6.

Theo ông Rogov, các đơn vị Nga vẫn chiến đấu dũng cảm tại đây, bất chấp tin chiến thắng từ Ukraine.

Ukraine đang triển khai đợt phản công mới về hướng nam, tập trung theo hướng Zaporizhzhia với mục tiêu đến được biển Azov. Giao tranh ác liệt giữa hai phía tiếp tục diễn ra trên trục này.

Chiến sự ngày 520: Nga liên tiếp bắn hạ tên lửa Ukraine trên lãnh thổ - Ảnh 2.

Hiện trường nơi mảnh vỡ tên lửa rơi xuống ở trung tâm thành phố Taganrog hôm 28.7

Ông Yevgeny Balitsky, lãnh đạo chính quyền do Nga bổ nhiệm ở Zaporizhzhia, mô tả tình hình tiền tuyến đang căng thẳng. Theo quan chức này, lực lượng Nga đang kiểm soát hướng Vremivka. “Đối phương bị tổn thất nặng nề nhưng cố gắng bám trụ phần tây bắc của làng Staromaiorske”, ông Balitsky cập nhật thông tin.

Mỹ không ủng hộ Ukraine tấn công vào lãnh thổ Nga

2 tên lửa Ukraine bị đánh chặn ở miền nam Nga

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận vụ nổ rung chuyển trung tâm thành phố Taganrog thuộc tỉnh Rostov đến từ một tên lửa Ukraine.

Sputnik dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết Ukraine đã phóng tên lửa S-200 đất đối không nhưng cải tiến thành loại đất đối đất về hướng lãnh thổ Nga.

Các đơn vị phòng không Nga đã phát hiện và bắn hạ tên lửa Ukraine trên không, khiến các mảnh vỡ rơi xuống phạm vi thành phố Taganrog.

Tỉnh trưởng Vasily Golubev của tỉnh Rostov thông báo trên mạng xã hội rằng đã có ít nhất 15 người bị thương nhẹ vì trúng mảnh vỡ và không có trường hợp tử vong.

Taganrog có khoảng 250.000 dân và nằm trên bờ biển Azov, giữa tỉnh Rostov và tỉnh Krasnodar (Ukraine). Thành phố cũng nằm trên con đường dẫn đến Mariupol, thành phố cảng Nga đang kiểm soát từ năm ngoái.

Tổng thống Putin: Ukraine tăng cường phản công, chênh lệch tổn thất hai bên 'khổng lồ'

Sau vụ việc ở Taganrog, Moscow thông báo đánh chặn thành công tên lửa thứ hai của Ukraine đang bay qua miền tây nam nước Nga.

“Hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ tên lửa Ukraine gần thành phố Azov thuộc tỉnh Rostov”, theo TASS.

Chiến sự ngày 520: Nga liên tiếp bắn hạ tên lửa Ukraine trên lãnh thổ - Ảnh 3.

Ba Lan dựng hàng rào biên giới với Belarus

Ba Lan, Lithuania đóng cửa biên giới với Belarus?

Ba Lan và Lithuania đang cân nhắc đóng cửa biên giới của họ với Belarus vì lo ngại về sự hiện diện của lính đánh thuê Wagner ở lãnh thổ đồng minh của Nga.

“Việc cân nhắc là có thật. Có khả năng đóng cửa biên giới”, AFP dẫn lời Thứ trưởng Nội vụ Lithuania Arnoldas Abramavicius phát biểu trước báo giới hôm 28.7.

Belarus đang chứa chấp lính đánh thuê Wagner theo sau cuộc nổi loạn ngắn ngủi và bất thành của lực lượng này ở Nga hồi cuối tháng 6.

Ukraine tổn thất gần 20% vũ khí NATO viện trợ

Lithuania liên tục cảnh báo các đồng minh phương Tây rằng các tay súng Wagner có thể giả dạng thành dân tị nạn và tìm cách vượt biên giới giữa Belarus và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), hoặc tiến hành âm mưu phá hoại an ninh biên giới.

Cùng ngày, ông Jaroslaw Kaczynski, Chủ tịch đảng Luật pháp và Công lý cầm quyền Ba Lan, nói rằng lính Wagner “không ở Belarus để chơi đùa”, mà còn nhằm thực hiện những mục đích khác.

Cả Ba Lan và Lithuania đều dựng hàng rào biên giới với Belarus và Nga.

Trong một diễn biến liên quan, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có ý định xây dựng trung tâm bảo trì các trang bị thiết bị của khối liên minh ở thành phố Rzeszow, miền đông nam Ba Lan và cách biên giới với Ukraine chưa đầy 100 km.

Adblock test (Why?)

Theo: Báo Thanh Niên
Previous Post Next Post

Quảng cáo